• This is Slide 1 Title

    This is slide 1 description. Go to Edit HTML and replace these sentences with your own words.

  • This is Slide 2 Title

    This is slide 2 description. Go to Edit HTML and replace these sentences with your own words.

  • This is Slide 3 Title

    This is slide 3 description. Go to Edit HTML and replace these sentences with your own words.

Thứ Tư, 29 tháng 5, 2019

Thực phẩm giúp gan giải độc chống ung thư gan hiệu quả


Gan là một trong những bộ phận dễ bị tổn thương, do thói quen ăn uống, các chất độc hại xâm nhập vào cơ thể làm giảm chức năng gan. Khiến hoạt động của gan bị giảm, không thanh lọc độc tố và dễ mắc các bệnh về gan.

Để giúp gan hoạt động tốt bạn nên có một chế độ ăn uống khoa học. 

Vậy ăn gì tốt cho gan?

1. Ăn nhiều hoa quả, trái cây như: bưởi cam, táo, bơ, chanh.

Trong bưởi, cam và chanh có chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa giúp tăng quá trình thanh lọc cơ thể, giải độc tố của gan. Đặc biệt trong chanh hàm lượng vitamin cao nó giúp chuyển hóa các chất độc hại thành dạng dễ tan trong nước và dễ dàng đào thải ra ngoài.



Ngoài ra công dụng của bưởi, cam và chanh đều giúp bạn giảm cân, vì thế nên uống nước ép bưởi, cam hoặc chanh để vừa tốt cho gan vừa giảm cân hiệu quả an toàn.

2. Củ cải đường, cà rốt

Trong củ cải đường và cà rốt đều chứa nhiều hàm lượng flavonoid thực vật và beta-carotene, giúp kích thích và cải thiện chức năng gan.



Ngoài ra nó còn chứa hàm lượng cao chất pectin một chất có tác dụng thải độc cực kì hiệu quả.

3. Củ dền, bắp cải

Sắc tố màu beta cyanin trong củ dền đỏ có thể ngăn ngừa chứng mệt mỏi, giúp gan giải độc, loại bỏ các độc tố trong gan.



Bắp cải kích thích hoạt động của các enzym nhằm tăng cường chức năng giải độc gan. Bắp cải giúp đào thải khoảng 50% đọc tố póng xạ nguy hiểm.  Hạn chế được nguy cơ ung thư.

4. Tỏi, nghệ

Tỏi có chứa allicin, là một hợp chất sulphur mà gan cần để tiến hành chức năng khử độc. Tỏi giúp gan kích hoạt các enzym để loại bỏ độc tố ra ngoài cơ thể. Tỏi chứa allicin và hàm lượng selenium hai hợp chất tự nhiên hỗ trợ trong giải độc gan và phòng ngừa ung thư gan.



Nghệ thành phần là curcumin làm sạch gan, lọc máu tăng cường hệ tiêu hóa và loại bỏ độc tố trong cơ thể. Kích hoạt túi mật sản sinh nhiều mật hơn và làm sach gốc tự do, tốt cho gan.

Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2019

Không nên ăn gừng khi mắc bệnh gì?

Không dùng gừng cho người bị say nắng

Gừng tính nóng nên thích hợp dùng cho người cảm mạo, phong hàn, vị hàn phát nhiệt sau khi dầm mưa... Chống chỉ định dùng gừng cho người bị cảm mạo thử nhiệt hoặc cảm mạo phong nhiệt.
Trong trường hợp đi nắng về bị say nắng, say nóng tuyệt đối không được dùng gừng.

Không ăn gừng bị dập

Gừng tươi đã bị dập dễ sinh ra một loại chất độc cực mạnh, nó có thể làm biến tính, hoại tử tế bào gan, từ đó dẫn đến bệnh ung thư gan, ung thư thực quản.


Sốt cao không được ăn gừng

Khi có dấu hiệu sốt cao tuyệt đối không ăn gừng vì gừng có tính nhiệt càng làm cho thân nhiệt của người bệnh cao lên gây tổn thương các mạch máu, thậm chí xuất huyết.
Dù gừng rất tốt để giải quyết các tình trạng thai nghén như buồn nôn và nôn nhưng trong thời kỳ cuối của thai kỳ nên hạn chế ăn gừng vì gừng làm tăng huyết áp gây nguy hiểm cho thai phụ. Ảnh minh hoạ: Internet
Đau dạ dày, đại tràng không ăn gừng

Thành phần của gừng bao gồm các chất chủ yếu hoạt động trên niêm mạch dạ dày, ruột và đại tràng vì thế có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày, nếu dạ dày yếu có thể bào mòn và gây ra những vết loét.
Vì thế người đau dạ dày, đại tràng nên tuyệt đối tránh xa thực phẩm này.

Bệnh gan

Người bị bệnh viêm gan cấp và mãn tính, xơ gan không nên ăn gừng vì nó kích thích sự bài tiết của các tế bào gan, vì những tế bào này sẽ bị hoại tử khi đang trong trạng thái được kích thích. Ngoài ra, người bị sỏi mật cũng được khuyên không nên ăn gừng vì nó sẽ làm cho các viên sỏi bị mắc kẹt trong đó, thậm chí trong nhiều trường hợp cần thiết phải phẫu thuật.
Ngoài ra người bị bệnh sỏi mật cũng không nên ăn gừng vì gừng có thể khiến cho các viên sỏi kết tụ trong mật không bài tiết ra ngoài được.

Phụ nữ có thai hạn chế ăn gừng

Dù gừng rất tốt để giải quyết các tình trạng thai nghén như buồn nôn và nôn nhưng trong thời kỳ cuối của thai kỳ nên hạn chế ăn gừng vì gừng làm tăng huyết áp gây nguy hiểm cho thai phụ.

Mắc những bệnh này ăn gừng cực kỳ nguy hiểm - 2

Bệnh trĩ, xuất huyết

Nếu bạn có tiền sử bị rối loạn chảy máu (trong đó có cả chảy máu cam, tử cung…) thì nên hạn chế ăn gừng ở bất kỳ dạng nào bởi nó sẽ làm tăng tình trạng chảy máu. Ngoài ra, bạn không được ăn gừng khi bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim, huyết áp cao hay đã có tiền sử đột quỵ, nhồi máu và thiếu máu cục bộ. 

Huyết áp cao, bệnh tim

Những người có huyết áp thấp, khi bị tụt huyết áp thì uống nước gừng là rất tốt, nhưng đối với người có huyết áp cao thì không thể uống nước gừng trong bất cứ lý do gì, đặc biệt là uống nước gừng vào đúng thời điểm huyết áp tăng. Lúc ấy nước gừng sẽ như chất kích thích làm cho tình trạng nặng hơn, từ đó có thể gây vỡ động mạch dẫn đến tai biến.

Người đang sử dụng thuốc

Gừng có thể phù hợp và tương tác với một số loại thuốc. Tuy nhiên có một số trường hợp ngoại lệ nên khi đã uống thuốc nếu muốn dùng gừng nên tham khảo ý kiến bác sỹ. Điều không nên làm là kết hợp gừng với những loại thuốc giảm huyết áp, chống loạn nhịp tim và thuốc kích thích cơ tim. Vì hoạt tính của những loại thuốc này sẽ tăng lên khi có sự kết hợp với gừng và gây ra tình trạng công thuốc, quá liều. Ngoài ra, gừng cũng không được dùng với thuốc hạ đường huyết vì gừng sẽ làm giảm lượng đường trong máu của bạn, điều này đã được quy định riêng cho bệnh tiểu đường.

Theo Quảng An (Tiền Phong)
Nguồn: 24h.com.vn

Thứ Năm, 16 tháng 5, 2019

Các loại rau trái kỵ nhau không nên ăn chung

Trái cây rất cần thiết cho cơ thể, chứa một lượng lớn vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, một số loại trái cây và rau quả khi kết hợp với nhau lại gây ra các vấn đề về sức khỏe. Dưới đây là các loại rau trái kỵ nhau:
Ăn chuối với khoai tây, khoai lang
Khoai tây giàu carbonhydrate, trong khi chuối cũng dồi dào carbonhydrate và đường, không thích hợp với người béo hay người cần kiểm soát lượng tinh bột. Hai thực phẩm này kết hợp cũng có thể khiến cơ thể thừa năng lượng, dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi, uể oải.
Chuối và dưa hấu
Dưa hấu chứa hàm lượng đường có thể lên tới khoảng 15% và rất giàu kali. Chuối cũng rất giàu kali, nồng độ khoảng 300-500 mg/100g. Vì vậy, bệnh nhân bị suy thận không nên ăn kết hợp trái cây có chứa hàm lượng kali cao như chuối và dưa hấu. Hàm lượng kali trong máu tăng cao có thể gây rối loạn nhịp tim.
Không nên ăn chuối cùng dưa hấu.
Không nên ăn chuối cùng dưa hấu do lượng kali cao, có thể gây rối loạn nhịp tim.
Ngoài ra, không nên ăn chuối với uống sữa, sẽ khiến bị nặng bụng, không tốt cho tiêu hóa.
Quả hồng và khoai lang
Tinh bột trong khoai lang kích thích dạ dày tiết ra axit, tác dụng với chất chát tanin và pectin trong quả hồng sẽ tạo thành những viên sỏi trong dạ dày. Lâu ngày, sỏi có thể gây viêm loét dạ dày và xuất huyết.
Hoa quả chua (cam, quýt) và sữa bò
Sữa bò nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%. Sữa bò pha lẫn hoặc uống cùng nước trái cây chua làm cho chất cazeine kết dính, lắng đọng lại, gây rối loạn tiêu hóa. Nước hoa quả chua cũng có tính axít, làm biến đổi tính chất của sữa bò, gây khó tiêu.
Dứa và sữa
Trong dứa có bromelain, một loại enzyme tiêu hóa phân giải protein trong sữa. Kết hợp hai loại với nhau có thể làm bạn buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy và nhức đầu. Đặc biệt là không nên cho trẻ nhỏ ăn chung.
Dưa chuột với cà chua
Cà chua giàu vitamin C, trong khi dưa chuột lại chứa một loại men phân giải vitamin C, khi kết hợp sẽ làm giảm khả năng hấp thụ vitamin C của cơ thể.
Cà rốt và củ cải
Cà rốt và củ cải đều rất tốt cho sức khỏe nhưng khi ăn cùng lúc hai loại rau củ này sẽ khiến giá trị dinh dưỡng bị giảm . Nguyên nhân là củ cải giàu vitamin C, trong khi cà rốt chứa nhiều enzym phân giải vitamin C.
Ngoài củ cải, các loại quả giàu vitamin C khác như cam, ớt cũng không nên ăn cùng cà rốt. Bạn sẽ bị ợ nóng và thậm chí gặp các vấn đề về thận nếu ăn chung hai loại này. Tránh uống sinh tố hoa quả hoặc nước ép trái cây cam kết hợp với cà rốt.
Củ cải trắng và các loại lê, táo, nho
Ceton đồng có trong lê, táo, nho phản ứng với axit cianogen lưu huỳnh trong củ cải, khiến người ăn bị suy tuyến giáp trạng và bướu cổ.
Đu đủ và chanh
Khi hai loại quả này kết hợp sẽ tạo ra độc tố ảnh hưởng tới các hemoglobin trong máu, ăn chung lâu ngày sẽ làm tăng nguy cơ thiếu máu ở trẻ nhỏ.
Chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Mộc Lan
Nguồn: vnexpress.net

Thứ Hai, 13 tháng 5, 2019

Rau củ quả là thần dược cho gan

Nho

Nho, đặc biệt là nho đỏ và nho tím, chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe con người. Một trong những chất phổ biến nhất là resveratrol. Theo các kết quả từ nhiều cuộc nghiên cứu, nho và nước ép nho đem đến lợi ích cho gan, ví dụ như giảm viêm, ngăn ngừa tổn thương và tăng hiệu quả của việc chống oxy hóa.

Nước ép củ cải đường

Hiện nay, một số nghiên cứu về củ cải đường đã chỉ ra rằng bên cạnh việc duy trì sức khỏe của tim, nước ép củ cải đường còn có khả năng tương tự với gan bằng cách giảm tổn thương do oxy hóa và viêm gan, đồng thời hỗ trợ tăng số lượng các enzyme giải độc tự nhiên.

Yến mạch

Thực phẩm chứa nhiều chất xơ có thể giúp gan hoạt động một cách tốt nhất.Nếu bạn muốn bắt đầu một ngày mới tràn trề năng lượng, hãy thử một bát yến mạch.Nghiên cứu cho thấy yến mạch có thể giúp bạn giảm cân hiệu quả, và ngăn ngừa được một số bệnh gan.

Bông cải xanh

Một chế độ ăn nhiều rau quả sẽ giúp gan hoạt động tốt hơn.Bông cải xanh là một trong các lựa chọn tốt nhất. Một số nghiên cứu cho thấy thực phẩm này có thể cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ.

Các loại hạt

Các loại hạt chứa nhiều chất béo và chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin E cũng như hoạt chất chống oxy hóa mang lại nhiều lợi ích về mặt sức khỏe cho con người, đặc biệt là tim. Một số quả hạch cũng có ảnh hưởng tích cực đến chức năng gan.

Một nghiên cứu quan sát kéo dài sáu tháng ở 106 người mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu cho thấy việc ăn các loại hạt giúp cải thiện men gan.



Bên cạnh đó, một nghiên cứu quan sát khác cho thấy nam giới chỉ ăn một lượng nhỏ hạt và quả hạch có nguy cơ phát triển bệnh gan nhiễm mỡ do rượu cao hơn những người có thói quen hoặc sở thích ăn loại thực phẩm này. Mặc dù các chuyên gia vẫn yêu cầu có thêm nhiều nghiên cứu chất lượng hơn về vấn đề này, dữ liệu sơ bộ vẫn cho thấy các loại hạt chiếm vị trí khá cao trong danh sách các loại thực phẩm tốt cho gan.

Trà xanh

Trà xanh chứa chất chống oxy hóa gọi là catechin.Catechin giúp cơ thể chống lại ung thư, bao gồm cả ung thư gan. Thực tế cho thấy lá trà xanh chứa nhiều catechin hơn là trà đá hoặc các loại trà pha sẵn.

Rau Bina

Rau bina chứa một chất chống oxy hóa mạnh mẽ được gọi là glutathione, giúp gan hoạt động một cách khỏe mạnh. Mặt khác, rau bina dễ dàng chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như salad, xào, luộc…

Quả việt quất

Chất polyphenol có thể bảo vệ gan khỏi bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, béo phì và cholesterol cao. Ngoài ra, polyphenol còn chưa trong các loại thực phẩm khác như socola đen, ô liu và mận

Bưởi

Là một nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tự nhiên, bưởi được xếp vào nhóm thực phẩm tốt cho gan. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các chất chống oxy hóa có trong bưởi góp phần làm giảm sự phát triển của xơ gan, thường là kết quả của viêm gan mãn tính.

Nguồn: 24h.com.vn