1. Gừng
Gừng là loại gia vị tự nhiên nổi tiếng chứa các hoạt chất chống viêm và giải độc. Chính vì thế, gừng là một trong những liệu pháp hữu hiệu nhất hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ.
Ngoài ra, các chất gingerol tạo vị cay nồng trong gừng sẽ có tác dụng như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, ngăn chặn sự tích tụ chất béo lipidtrong gan. Đồng thời chúng còn giúp chống lại các nguyên nhân gây ra bệnh mất cân bằng oxy hóa.
Để áp dụng tận gốc công năng của gừng trong việc giải độc gan nhiễm mỡ, hãy tự chế biến nước trà gừng thơm ngon và thưởng thức chúng 3 lần mỗi ngày. Hãy áp dụng đều đặn trong 2 tuần, bạn sẽ thấy được sự khác biệt rõ rệt.
2. Nước ép củ cải
Trong củ cải có chứa rất nhiều các chất chống oxy hóa giúp phá vỡ các mảng chất béo dư thừa tích tụ trong gan, cải thiện khả năng tự giải độc của gan.
Ăn củ cải sẽ giúp bạn kiểm soát được mức cholesterol và triglyceride ở trạng thái cân bằng. Ngoài ra, bạn có thể tiêu thụ củ cải bằng cách khác như chế biến thành nước ép củ cải.
Chế biến cải cầu vồng thành một món trà sẽ giúp tập trung tối đa các chất chống oxy hóa và giải độc, từ đó hỗ trợ cải thiện chức năng gan, tăng cường sự tiêu thụ các hợp chất chất béo, đồng thời loại bỏ các độc tố ảnh hưởng đến lá gan.
Mọi thứ bạn cần làm đó là rửa sạch rau cải cầu vồng, sau đó cho vào nồi nước và đun nhỏ lửa trong 5 phút. Chắt lấy nước trà và thưởng thức. Khuyến cáo nên sử dụng 2-3 ly trà cải cầu vồng trong 2 tuần.
4. Nước ép bưởi chùm
Một trong những hợp chất chứa nhiều nhất trong bưởi chùm chính là naringenin. Đây là một trong những chất chống oxy hóa mạnh mẽ có tác dụng lợi tiểu, thúc đẩy loại bỏ các chất độc dư thừa và kiểm soát nguy cơ gây viêm.
Bên cạnh đó, bưởi cũng có khả năng chống lại các triệu chứng của Hội chứng chuyển hóa, một tình trạng có liên quan đến gan nhiễm mỡ và sự béo phì không kiểm soát được.
Để áp dụng bưởi chùm, hãy vắt nước 6 trái bưởi hòa cùng với 1 thìa mật ong và thưởng thức. Tốt nhất nên uống nước ép bưởi chùm khi dạ dày rỗng. Thực hiện đều đặn ít nhất trong 2 tuần.
5. Cây kế sữa
Cây kế sữa cũng là một trong những thành phần có chức năng giải độc gan nhiễm mỡ tốt nhất. Những thành phần trong cây không chỉ giúp bảo vệ tế bào gan mà còn chống các tình trạng viêm xuất hiện, giảm sự tích tụ lipid trong gan.
Những gì bạn cần làm chính là tự pha chế trà cây kế sữa từ hạt của chúng. Hoặc nếu muốn tiện lợi hơn, hãy tìm những loại thực phẩm chức năng được làm từ cây kế sữa cũng rất hiệu quả. Hãy dùng trà mỗi ngày một lần để có những hiệu quả tốt nhất.
Tất cả các phương pháp điều trị trên đều có những ảnh hưởng rất tích cực trong việc điều trị gan nhiễm mỡ. Nhưng bên cạnh đó, đừng quên điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng và luyện tập hợp lí, khỏe mạnh cho chính cơ thể của bạn.
6. Nhân trần
Là một loại cỏ mọc hoang ở vùng đồi, ruộng khắp nơi trên đất nước ta. Nhân trần có tác dụng tăng tiết mật và tăng giải độc của gan. Ngoài ra còn có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn. Nước sắc nhân trần được dùng rộng rãi trong nhân dân để chữa sốt, bệnh gan, hồi phục sức khỏe sau đẻ. Cũng dùng kết hợp với quả dành dành chữa bệnh viêm gan vàng da.
7. Diệp hạ châu:
Hay còn gọi là cây chó đẻ răng cưa. Đây là một loại thảo mộc giúp làm mát gan, mát máu, giải độc cho gan, giúp ngăn chặn quá trình phát triển của các loại virus như virus viêm gan B, C.
Theo Đông y, diệp hạ châu có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, quy vào kinh can, phế, có công năng tiêu độc, lợi mật, hoạt huyết. Diệp hạ châu được dùng điều trị viêm gan hoàng đản, viêm họng, mụn nhọt, viêm da thần kinh, viêm thận, phù thũng, sỏi tiết niệu. Liều lượng, ngày 8-20g, sắc uống.
8. Actiso
Atiso được xem là thần dược của bệnh gan vì nó có tác dụng làm sạch các độc tố trong gan, làm mát gan giúp da rẻ mịn màng vầ hết mụn.
Lá actiso chứa các acid hữu cơ, các hợp chất flavonoid… Hoa actiso chứa nhiều taraxasterol và faradiol, là những chất có tác dụng ức chế viêm khá mạnh. Cao actiso có tác dụng bảo vệ gan, lợi mật, hạ cholesterol… nên được dùng trị viêm gan, viêm túi mật hoặc chức năng của gan mật kém, sỏi mật.
9. Mật nhân
Đây là vị thuốc chữa được nhiều bệnh nên gọi là cây bách bệnh. Theo kinh nghiệm dân gian, vỏ và lá dùng để chữa ăn uống không tiêu, đau mỏi lưng, đau nhức mình mẩy, giải rượu mạnh. Mật nhân còn có tác dụng làm hạ men gan và bảo vệ tế bào gan trên một số mô hình thực nghiệm động vật, chính vì có tác dụng bảo vệ gan tốt và chuyên trị các bệnh về gan mật nên có tên Mật nhân (cây mật người).
Cây mật nhân còn có một tác dụng đặc biệt khác, đó là kích thích sản xuất nội tiết tố testosterone ở nam giới và làm tăng miễn dịch mạnh. Testosteron kích thích chuyển hóa, đốt cháy mỡ thừa, tăng tạo hồng cầu và tăng tạo cơ.
10. Cà gai leo
Theo y học cổ truyền, Cà gai leo có tính ấm, vị hơi the, có tác dụng tiêu độc, tán phong thấp, trị rắn cắn và đặc biệt là có công dụng giải rượu, giải độc gan, trị gan nóng, gan yếu rất hữu hiệu. Theo kinh nghiệm dân gian của người Tây Bắc, loại cây này có tác dụng giải rượu mạnh, đến nỗi cánh mày râu chỉ cần chà răng hoặc ngậm rễ cà gai leo trước khi uống rượu là sẽ tỉnh táo, lâu say. Còn khi say rượu chỉ cần sắc thân và lá uống sẽ nhanh chóng tỉnh rượu. Đồng bào dân tộc Tây Nguyên tận dụng triệt để loại cây này và thường phơi khô, tích trữ chúng trong nhà để trị các trường hợp chữa bệnh gan với biểu hiện chướng bụng, vàng mắt vàng da, mệt mỏi, táo bón, ăn uống không tiêu…
0 nhận xét:
Đăng nhận xét