• This is Slide 1 Title

    This is slide 1 description. Go to Edit HTML and replace these sentences with your own words.

  • This is Slide 2 Title

    This is slide 2 description. Go to Edit HTML and replace these sentences with your own words.

  • This is Slide 3 Title

    This is slide 3 description. Go to Edit HTML and replace these sentences with your own words.

Thứ Hai, 31 tháng 12, 2018

Viêm não Nhật Bản căn bệnh vô cùng nguy hiểm

Viêm Não Nhật Bản là bệnh lý nhiễm trùng thần kinh do virus viêm não Nhật Bản gây ra, thường gặp ở vùng nông thôn khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Bệnh được lan truyền qua đường muỗi đốt, và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Virus Viêm Não Nhật Bản lây truyền qua vật trung gian là muỗi Culex. Loại muỗi này sinh sản ở những nơi nước đọng (ví dụ như ở ruộng lúa nước), vì thế khu vực nông thôn có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn. Muỗi thường hoạt động mạnh vào chiều tối, đây là thời điểm dễ lây lan bệnh nhất. Heo và các loại thủy cầm được cho là các vật mang mầm bệnh, trong khi đó, con người là ký chủ cuối cùng bởi virus không thể lan truyền từ người sang người mà phải qua trung gian là muỗi đốt.

Ở khu vực khí hậu cận nhiệt đới, Viêm Não Nhật Bản tồn tại quanh năm, trong đó phổ biến nhất vào mùa hè - thu (từ tháng Ba tới tháng Mười hàng năm, trong đó mùa cao điểm là từ tháng Sáu đến tháng Chín)

Tỉ lệ mắc bệnh ở một số quốc gia có vùng dịch vào khoảng 5.4/100,000 trẻ ở độ tuổi 0 - 14 tuổi và 0.6/100,000  đối với người trên 15 tuổi. Các quốc gia đang phát triển có tỉ lệ tử vong do Viêm Não Nhật Bản lên đến 35%. Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 10,000 ca tử vong vì căn bệnh này.


trung tâm tiêm chủng vnvc có tốt không
Triệu chứng

Viêm Não Nhật Bản có nhiều triệu chứng, bao gồm sốt cao, đau đầu, nôn mửa và/hoặc đau cơ. Sau đó bệnh trở nặng hơn với các triệu chứng thần kinh như tình trạng tinh thần thay đổi, co giật, liệt mềm, thở gấp và dấu hiệu màng não.

Điều trị

Không có tác nhân chống virus nào có thể điều trị triệt để Viêm Não Nhật Bản. Phương pháp điều trị chủ yếu tập trung vào việc theo dõi áp lực màng não, bảo vệ đường thở và kiểm soát các cơn co giật.

Cách phòng tránh

Có thể phòng tránh Viêm Não Nhật Bản bằng cách tiêm vaccine, ngoài ra cần có các biện pháp diệt muỗi, chống muỗi và ngăn ngừa lây lan.

Tránh để muỗi cắn, đặc biệt vào ban đêm. Những người đang sinh sống hoặc đi du lịch tới vùng dịch nên mắc mùng khi đi ngủ và sử dụng các loại thuốc chống muỗi có chất diethyltoluamide (DEET). Nên mặc quần áo dài tay khi ra ngoài.



Vacxin

Hiện nay có 4 chủng vaccine ngừa Viêm Não Nhật Bản. Liều lượng, thời gian tái chủng có thể tùy thuộc vào từng quốc gia và từng loại vaccine sử dụng. Ví dụ, theo lịch tiêm chủng tại Việt Nam sẽ gồm 3 mũi: mũi đầu tiên cho trẻ hơn 1 tuổi, mũi thứ hai tái chủng sau 1 - 2 tuần. Mũi thứ ba tái chủng 1 năm sau mũi thứ hai. Sau đó trẻ cần thực hiện tái chủng mỗi 3-4 năm một lần cho tới khi 15 tuổi.

Với người lớn: nếu đối tượng chưa từng tiêm vaccine Viêm Não Nhật Bản trong quá khứ, sẽ cần tiêm đủ 3 mũi như ở trẻ em. Trong trường hợp đã tiêm đầy đủ, đối tượng cần tái chủng thêm 1 mũi.

Không có tài liệu chứng minh vaccine chủng ngừa Viêm Não Nhật Bản có tác dụng trong bao lâu. Đối với người từ 17 tuổi trở lên, cần thực hiện chủng ngừa nếu đang ở khu vực có dịch và chưa tiêm vaccine này trong vòng 1 năm trở lại đây.

Bạn nên tư vấn với bác sĩ để được hướng dẫn lựa chọn loại vaccine chủng ngừa phù hợp.

Địa chỉ tiêm phòng uy tín

Bệnh viện Từ Dũ
Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh, Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Hồ Chí Minh

Trung tâm tiêm chủng vnvc tphcm
Địa chỉ: 198 Hoàng Văn Thụ, phường 9, quận Phú Nhuận

Bệnh viện Phụ Sản MêKông
Địa chỉ: 221B Hoàng Văn Thụ, Quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh

Bệnh Viện Pasteur
Địa chỉ: 167 Pasteur, Phường 8, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh

Đại học Y Dược TP.HCM
Địa chỉ: 217 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, Hồ Chí Minh

So sánh vắc xin 5 trong 1 và vắc xin 6 trong 1

Đặc điểm chung của vacxin 5 trong 1 và vacxin 6 trong 1

Vắc xin 5 trong 1 của Tiêm chủng ở rộng Quinvaxem (bố mẹ đưa bé đến trạm y tế địa phương để tiêm) ngừa được 5 bệnh nêu trên, trừ bại liệt. Vì vậy, nếu trẻ tiêm vắc xin này thì sẽ được bổ sung bằng liều vắc xin uống để ngừa bại liệt.

Vắc xin 5 trong 1 của dịch vụ Pentaxim có thể ngừa được 5 loại bệnh trên, trừ viêm gan B. Trẻ cần bổ sung liều vắc xin viêm gan B đơn sau khi tiêm Pentaxim.

Vắc xin 6 trong 1 của dịch vụ Infanrix hexa có thể ngừa được đầy đủ 6 loại bệnh trên.

trung tâm tiêm chủng vnvc có tốt không


1.Những điều cần biết về vắc xin 5 trong 1

Vắc xin 5 trong 1 (Vacxin Quinvaxem), là vắc xin phối hợp ngừa cùng lúc 5 loại bệnh quan trọng có khả năng gây tử vong hoặc tàn tật như: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và Hib (viêm phổi - viêm màng não mủ do Haemophyllus influenza type B), được Tổ chức Y tế Thế giới tiền kiểm định về chất lượng.

Quinvaxem đã được Tổ chức Y tế thế giới tuyển chọn trong chương trình tiêm chủng được tài trợ bởi Liên minh Toàn cầu vắc xin và tiêm chủng dùng tiêm chủng cho trẻ em các nước châu Á và các nước nghèo bắt đầu từ năm 2006. Vắc xin Quinvaxem được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam từ tháng 6/2010 theo diện viện trợ nước ngoài.

Những trẻ không tiêm được vắc xin Quinvaxem

Không tiêm vắc xin Quinvaxem cho trẻ nếu tiền sử có phản ứng mạnh đối với liều tiêm trước hoặc có phản ứng mạnh đối với vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván (DPT) hoặc vắc xin viêm gan B như:


+ Sốt 40ºC trong vòng 48 giờ sau tiêm vắc xin.

+ Sốc trong vòng 48 giờ sau tiêm vắc xin.

+ Khóc dai dẳng trên 3 giờ trong vòng 48 giờ sau tiêm vắc xin.

+ Co giật có kèm theo sốt hoặc không sốt trong vòng 3 ngày sau tiêm vắc xin.

Không tiêm cho trẻ nhỏ dưới 6 tuần tuổi vì vắc xin có thể không hiệu quả do còn miễn dịch từ mẹ. Hoãn tiêm cho trẻ nếu trẻ đang ốm, sốt hoặc mắc các bệnh cấp tính.



2. Những điều cần biết về vắc xin 6 trong 1

Vắc xin 6 trong 1 mang tên Infanrix hexa, ngoài tác dụng ngừa cùng lúc 5 loại bệnh quan trọng như vắc xin 5 trong 1 còn ngừa thêm được bệnh thứ 6 đó là bệnh bại liệt. Gồm: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và Hib (viêm phổi - viêm màng não do Haemophyllus influenza type B).

Điểm đặc biệt hơn của Vắc xin 6 trong 1 là: Thành phần ho gà trong vắc xin 6 trong 1 là loại vô bào nên an toàn, ít sốt và ít tác dụng phụ hơn các loại vắc xin có thành phần ho gà là loại toàn tế bào. Vắc xin Infanrix hexa được sử dụng ở Việt Nam từ năm 2006, giúp giảm số mũi tiêm cần thiết từ 9 xuống còn 3 để bảo vệ con trẻ tránh khỏi những loại bệnh có thể chủng ngừa. Vắc xin Infanrix hexa đã được cấp phép lưu hành trên 70 quốc gia trên khắp thế giới.

Phải khẳng định một điều rằng, phòng bệnh luôn luôn tốt hơn chữa bệnh. Vắc xin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để bảo vệ cho người tiêm không mắc bệnh và tránh xảy ra các vụ dịch lớn ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng con người. Thêm vào đó, sử dụng vacxin sẽ phòng được bệnh khi tiếp xúc với người bệnh.

3. Công dụng

+ Vacxin 6 trong 1 bao gồm 6 thành phần là bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan siêu vi B và các bệnh gây ra do vi khuẩn Haemophilus influenzase (Hib) đặc biệt là viêm màng não mủ trong một mũi tiêm.

+ Vacxin 5 trong 1 là vaccine tổng hợp phòng 5 bệnh gây nguy hiểm cho trẻ gồm: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và các bệnh gây ra do vi khuẩn Haemophilus influenzase (Hib) đặc biệt là viêm màng não mủ trong một mũi tiêm.

Như BS đã trình bày, vacxin 6 trong 1 khác với vacxin 5 trong 1 là:

- Vacxin 6 trong 1 có 6 bệnh.

- Bé chỉ cần tiêm một mũi là đủ 6 bệnh.

- Không phải uống thêm một liều vacxin ngừa bại liệt như khi dùng vacxin 5 trong 1.

- Điều đặc biệt nữa là vacxin 6 trong 1 là phải đóng tiền.

 Chỉ có sự so sánh vacxin tổng hợp này có nhiều ưu điểm hơn các loại vacxin tiêm từng mũi một trước đây:

- Giảm số mũi tiêm cho em bé (từ 9 mũi xuống còn 3 mũi), giảm đau đớn cho bé yêu.

- Tiết kiệm thời gian đi lại cho các bậc cha mẹ.

- Thành phần ho gà trong vacxin 6 trong 1 là loại vô bào nên an toàn, ít sốt và ít tác dụng phụ hơn các loại vacxin có thành phần ho gà là loại toàn tế bào.

12 Loại vacxin mà các bậc cha mẹ cần tiêm cho trẻ

Dưới đây là 12 loại vacxin mà các bậc cha mẹ cần tiêm cho trẻ.

1. Vacxin ngừa viêm gan B

Bé sơ sinh cần được tiêm vacxin phòng ngừa viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi sinh; khoảng từ 1 – 2 tháng sau bạn nên tiêm cho bé một liều vacxin tương tự; khi bé được 6 – 18 tháng, bạn tiếp tục tiêm cho bé 1/3 so liều lượng đầu sau khi sinh. Vacxin giúp bé chống lại virus gây viêm gan B, loại virus mà bé có thể nhiễm từ mẹ (nếu người mẹ bị nhiễm virus này khi mang thai).

Tác dụng phụ thường gặp nhất khi trẻ tiêm vacxin viêm gan B là sốt nhẹ hoặc sưng tấy và đau ở chỗ tiêm.

2. Vacxin DTaP

Vacxin DTaP bảo vệ trẻ tránh bệnh bạch hầu ( một loại vi khuẩn khiến cổ họng của trẻ bị xám đen), uốn ván (bệnh gây co thắt cơ bắp, làm tổn thương đến cấu trúc xương của trẻ) và ho gà (căn bệnh phổ biến, dễ lây lan, nhưng lại rất khó kiểm soát).

Bạn nên tiêm vacxin DTaP cho trẻ khi trẻ được 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi, 6 tháng tuổi, 15 – 18 tháng tuổi và 4 – 6 tháng tuổi.

Để giảm số lần tiêm, bạn có thể tiêm kết hợp DTaP trong những lần tiêm chủng cho bé. Chẳng hạn, DTaP có thể tiêm cùng vacxin ngừa viêm gan B hay vacxin phòng bại liệt…

3. Vacxin MMR

Vacxin MMR giúp trẻ phòng ngừa bệnh sởi (gây sốt cao và phát ban ở trẻ nhỏ); quai bị (gây sưng mặt, sưng tuyến nước bọt, sưng ‘cậu nhỏ’ của bé trai); rubella (còn gọi là bệnh sởi Đức) (có thể gây ra dị tật bẩm sinh cho trẻ).

Bạn nên tiêm cho trẻ liều vacxin MMR đầu tiên khi trẻ 12 – 15 tháng tuổi và tiêm liều thứ hai khi trẻ 4 – 6 tuổi.

Đôi khi, vacxin MMR có thể được tiêm kết hợp cùng vacxin ngừa thủy đậu.

4. Vacxin ngăn ngừa thủy đậu

Bệnh thủy đậu là nỗi ám ảnh của khá nhiều người khi lớn. Bệnh do virus thủy đậu gây ra và có thể gây nhiễm trùng cũng như rất nhiều biến chứng khác nhau.

Tốt nhất, khi trẻ được 12 – 15 tháng tuổi bạn nên tiêm vacxin ngừa thủy đậu cho trẻ lần 1 và tiêm mũi thứ hai khi bé được 4 – 6 tuổi.

Đối với trẻ nhạy cảm, triệu chứng thường thấy khi tiêm vacxin là sốt hay phát ban nhẹ.

5. Vacxin Haemophilus cúm B (Hib)

Vacxin Haemophilus cúm B là loại vi khuẩn gây bệnh viêm màng não – một loại bệnh thường thấy và đặc biệt nguy hiểm cho trẻ dưới 5 tuổi.

Nên tiêm vacxin Hib khi trẻ được 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi, 6 tháng tuổi và 12 – 15 tháng tuổi.
Tác dụng phụ thường thấy ở trẻ khi tiêm vacxin Hib là sốt, tấy đỏ hoặc sưng ở vết tiêm.

trung tâm tiêm chủng vnvc có tốt không


6. Vacxin phòng tránh bại liệt (IPV)

Vacxin phòng ngừa bệnh bại liệt là một thành công đáng kể trong y học. Trẻ có thể tử vong nếu mắc virus gây bại liệt. Chính vì vậy, cha mẹ nên tiêm vacxin phòng ngừa bại liệt khi trẻ được 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi, 6 – 18 tháng tuổi và khi trẻ được 4 – 6 tuổi nên cho trẻ đi khám lại và tiêm mũi tiếp theo.

7. Phế cầu khuẩn liên hợp (PCV)

Loại vacxin này được biết đến với tên gọi PCV 13 ( tên thường gọi là Prevnar 13). Vacxin bảo vệ trẻ chống lại virus gây viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng tai, nhiễm trùng máu… những virus có thể dẫn đến tử vong cho trẻ nhỏ.

Với vacxin này, có tổng cộng 4 mũi tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi, 6 tháng tuổi và 12 – 15 tháng tuổi.

Tác dụng phụ sau khi tiêm thường gặp ở trẻ là buồn ngủ, tấy sưng ở chỗ tiêm, sốt nhẹ hoặc trẻ cau có, khó chịu.

Tiêm chủng phòng ngừa bệnh cúm cho trẻ nên được bắt đầu vào mùa thu. (Ảnh minh họa).

8. Vacxin ngăn ngừa bệnh cúm

Mỗi năm, tiêm chủng phòng ngừa bệnh cúm cho trẻ nên được bắt đầu vào mùa thu, khi trẻ được 6 tháng tuổi hoặc hơn.

Trẻ có thể bị đau nhức, sưng tấy ở chỗ tiêm, sốt nhẹ… khi tiêm vacxin phòng ngừa cúm.

Mẹo nhỏ: Nếu con bạn bị dị ứng trứng, bạn không nên tiêm vacxin phòng cúm cho bé vì bé có thể sẽ dị ứng với vacxin này.

9. Vacxin phòng ngừa virus Rota (RV)

Virus Rota là nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cấp, ói mửa ở trẻ em. Trước khi vacxin phòng ngừa virus này được nghiên cứu thành công năm 2006 thì mỗi năm có khoảng 55.000 trẻ em Mỹ phải nhập viện vì nhiễm virus này.

Vacxin ngừa virus Rota được sản xuất dưới dạng chất lỏng có thể sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu, nôn mửa hoặc tiêu chảy nhẹ sau khi sử dụng.

10. Vacxin phòng ngừa viêm gan A

Ăn, uống không đảm bảo vệ sinh là nguyên nhân gây viêm gan A ở trẻ nhỏ.  Trẻ có thể viêm gan, sốt, mệt mỏi, vàng da, chán ăn… khi nhiễm virut gây viêm gan A.

Thông thường, trẻ nên được tiêm mũi đầu ngừa viêm gan A khi 12 tháng tuổi và mũi thứ 2 khi trẻ được 23 tháng tuổi.

Tình trạng đau ở chỗ tiêm, đau đầu, chán ăn, mệt mỏi… là hiện tượng thường thấy sau khi trẻ tiêm vacxin.



11. Vacxin phòng ngừa viêm màng não (MCV4)

Vacxin bảo vệ trẻ khỏi vi khuẩn viêm màng não – bênh phổ biến có thể lây nhiễm ở các màng quanh não và tủy sống.

MCV4 có tác dụng tốt nhất khi trẻ được tiêm ở độ tuổi 11 hoặc 12 tuổi. Khi tiêm vacxin này, tác dụng phụ thường thấy là cảm giác đau nhức ở chỗ tiêm.

12. Human papillomavirus (HPV) – Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung

Vacxin HPV được chia thành 3 lần tiêm  cho trẻ trên 6 tháng. Vacxin có tác dụng tốt nhất cho các em gái ở độ tuổi từ 9 – 26 tuổi.

Loại vắc xin này bảo vệ trẻ khỏi 2 virus lây truyền qua đường tình dục , gây ung thư cổ tử cung.